Động lực tăng trưởng mang tên Việt Nam
Sẽ không quá lời khi nói rằng, thế giới đang trải qua những biến động có tính lịch sử, nhiều thế hệ mới đối mặt một lần: Chiến tranh, dịch bệnh, sụt giảm kinh tế, thiên tai… diễn ra gần như cùng thời điểm. Tác hại của sự cộng hưởng các yếu tố tiêu cực như một cơn đại hồng thủy khiến cả thế giới xáo trộn.

Thế giới về đâu?

Quan sát lịch sử phát triển kinh tế hơn 30 năm qua, từ 1990 đến nay, chúng ta đã trải qua ba chu kỳ 10 năm. Thông thường, như một đồ thị hình sin, mỗi chu kỳ sẽ đạt cực đại rồi đi xuống để tạo đà đi lên cho một chu kỳ mới. Không may, chu kỳ kinh tế vừa xuống một cách tự nhiên ở giai đoạn 2021 thì thế giới chịu thêm tác động của dịch bệnh, biểu đồ hình sin thay vì đi lên lại rơi xuống đáy.

Căng thẳng Mỹ – Trung kéo dài từ 2019, những tranh luận về hải phận tại Biển Đông, cuộc xung đột Ukraine – Nga kéo dài và lan rộng tạo nên bầu không khí chính trị khá “nóng” trên toàn cầu. Quá trình toàn cầu hóa diễn ra nhanh, thế giới từ đơn cực chuyển sang đa cực. Xung đột chính trị tiếp tục là tác động xấu khiến đồ thị hình sin một lần nữa không thể đi lên khi thế giới đã “bình thường mới” với dịch bệnh. Đà xuống lần này thể hiện ở lạm phát diện rộng tại các quốc gia châu Âu, Mỹ… để rồi lao dốc như hiện nay.

Thực tế, ba chu kỳ kinh tế đã qua, thế giới có điều kiện sống trong giai đoạn phát triển hoàng kim, phục hồi nhanh chóng sau suy giảm nên dễ rơi vào tình trạng “vung tay quá trán”. Các nước đều khuyến kích tiêu dùng để tạo động lực cho nền kinh tế. Trong ảnh hưởng dịch bệnh, lượng tiền đã được in ra nhiều hơn. Lạm phát như một cơn tăng huyết áp, không kịp thời điều tiết sẽ dễ “vỡ mạch” tín dụng. Tình trạng bất ổn hiện nay của kinh tế toàn cầu diễn ra bắt đầu từ những nguyên nhân như thế.

0981978918Zalo logo