Nhập Khẩu Gỗ Nguyên Liệu: Căn cứ, Quy Trình Nhập Khẩu Và Thuế

Nhập Khẩu Gỗ Nguyên Liệu: Căn cứ, Quy Trình Nhập Khẩu Và Thuế

Nhập khẩu gỗ nguyên liệu đóng vai trò quan trọng trong việc cung cấp nguồn gỗ ổn định cho ngành chế biến và sản xuất nội thất. Với sự gia tăng nhu cầu về các loại gỗ nhập khẩu như gỗ Beech, gỗ Teak hay gỗ Gõ Đỏ, doanh nghiệp cần nắm rõ các quy định, quy trình và thuế nhập khẩu để tối ưu chi phí và đảm bảo tuân thủ pháp luật. Trong bài viết này, Lidowood sẽ cùng bạn tìm hiểu chi tiết về căn cứ pháp lý, quy trình nhập khẩu gỗ nguyên liệu cũng như các loại thuế cần lưu ý.

Căn cứ làm thủ tục gỗ nguyên liệu

Căn cứ làm thủ tục gỗ nguyên liệu
Căn cứ làm thủ tục gỗ nguyên liệu

Bước đầu tiên khi nhập khẩu gỗ nguyên liệu là kiểm tra tên khoa học của loại gỗ dự định nhập để xác định liệu nó có được phép nhập khẩu vào Việt Nam hay không. Điều này có thể được tra cứu trong danh mục CITES, được ban hành kèm theo Thông tư số 04/2017/TT-BNNPTNT của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn.

Theo quy định này, có ba trường hợp có thể xảy ra:

  • Nếu loại gỗ không thuộc danh mục CITES, doanh nghiệp có thể tiến hành thủ tục nhập khẩu như các mặt hàng thông thường khác.
  • Nếu gỗ thuộc nhóm I, việc nhập khẩu sẽ không được phép.
  • Nếu gỗ nằm trong nhóm II hoặc III, doanh nghiệp cần xin ý kiến chấp thuận từ Cơ quan thẩm quyền quản lý CITES Việt Nam.

Để làm điều này, doanh nghiệp phải nộp một bộ hồ sơ đến Cơ quan thẩm quyền quản lý CITES Việt Nam. Trong vòng 8 ngày kể từ khi nhận đủ hồ sơ hợp lệ, cơ quan này sẽ cấp giấy phép. Nếu hồ sơ chưa đạt yêu cầu, trong vòng 3 ngày làm việc, cơ quan sẽ thông báo để doanh nghiệp bổ sung hoặc điều chỉnh.

Trường hợp cần tham vấn ý kiến từ Cơ quan khoa học CITES Việt Nam hoặc các cơ quan liên quan của nước xuất khẩu, quá trình xem xét sẽ được thực hiện, nhưng không kéo dài quá 30 ngày.

Thông tin chi tiết bạn có thể tham khảo trên: Trang web của Tổng cục lâm nghiệp 

Quy trình nhập khẩu gỗ nguyên liệu 

Quy trình nhập khẩu gỗ nguyên liệu 
Quy trình nhập khẩu gỗ nguyên liệu

Để nhập khẩu gỗ nguyên liệu một cách hợp pháp và thuận lợi, doanh nghiệp cần tuân thủ đầy đủ các quy định và thực hiện theo đúng trình tự. 

Dưới đây là các bước quan trọng trong quy trình nhập khẩu gỗ mà bạn cần nắm rõ.

Bước 1: Đăng ký kiểm dịch thực vật khi hàng về cảng

Đăng ký kiểm dịch thực vật khi hàng về cảng
Đăng ký kiểm dịch thực vật khi hàng về cảng

Khi lô hàng gỗ nguyên liệu cập cảng, việc đầu tiên cần thực hiện là đăng ký kiểm dịch thực vật.

Đăng ký tài khoản trên Hệ thống một cửa Quốc gia: Nếu doanh nghiệp lần đầu thực hiện thủ tục này, cần tạo tài khoản tại: https://vnsw.gov.vn/

Nộp hồ sơ kiểm dịch trực tuyến: Doanh nghiệp cần truyền bộ hồ sơ lên hệ thống, bao gồm:

  • Giấy đăng ký kiểm dịch theo mẫu trên hệ thống.
  • Chứng thư kiểm dịch thực vật gốc (Phytosanitary Certificate).
  • Giấy phép kiểm dịch (nếu có).
  • Vận đơn, hợp đồng mua bán, hóa đơn thương mại, phiếu đóng gói.
  • Chờ phản hồi từ hệ thống về tình trạng hồ sơ.

Nộp hồ sơ giấy cho cơ quan kiểm dịch: Hồ sơ giấy cần giống hồ sơ đã nộp trực tuyến, nhưng Phytosanitary Certificate phải là bản gốc từ nước xuất khẩu.

Thực hiện kiểm tra kiểm dịch tại cảng:

  • Đăng ký để cán bộ kiểm dịch tiến hành kiểm tra hàng hóa tại cảng.
  • Chờ kết quả kiểm dịch được cập nhật trên hệ thống.
  • In kết quả kiểm dịch để bổ sung vào hồ sơ thông quan hải quan.

Lưu ý: Mặc dù quy trình này có vẻ đơn giản, nhưng nếu lần đầu thực hiện, doanh nghiệp có thể gặp nhiều khó khăn, đặc biệt là trong bước đăng ký và chuẩn bị hồ sơ. Nếu cần hỗ trợ, đừng ngần ngại liên hệ để được tư vấn chi tiết hơn.

Bước 2: Thực hiện thủ tục thông quan

Thực hiện thủ tục thông quan
Thực hiện thủ tục thông quan

Sau khi có kết quả kiểm dịch đạt yêu cầu, doanh nghiệp có thể tiếp tục làm thủ tục thông quan theo quy định. 

Hồ sơ cần chuẩn bị gồm:

  • Chứng nhận kiểm dịch do cơ quan có thẩm quyền cấp.
  • Tờ khai hải quan (in từ hệ thống khai báo).
  • Hợp đồng mua bán giữa các bên.
  • Hóa đơn thương mại.
  • Vận đơn (Bill of Lading).
  • Phiếu đóng gói hàng hóa.
  • Các tài liệu bổ sung khác như danh sách chi tiết loại gỗ nhập khẩu (tên, kích thước, đặc điểm…).

Bước 3: Nhận hàng tại cảng

Nhận hàng tại cảng
Nhận hàng tại cảng

Sau khi hoàn tất thủ tục hải quan, bước cuối cùng là đổi lệnh giao hàng tại cảng và vận chuyển hàng về kho. Lúc này, quá trình nhập khẩu đã hoàn tất, doanh nghiệp có thể sử dụng hoặc phân phối lô hàng theo kế hoạch.

Thuế nhập khẩu gỗ nguyên liệu 

Thuế nhập khẩu gỗ nguyên liệu 
Thuế nhập khẩu gỗ nguyên liệu

Thuế nhập khẩu gỗ nguyên liệu là bao nhiêu? Thuế GTGT của gỗ nguyên liệu nhập khẩu là 10%.

Mã Hs code sản phẩm gỗ nguyên liệu nằm ở Chương 44

Lưu ý khi nhập khẩu gỗ làm nguyên liệu

Lưu ý khi nhập khẩu gỗ làm nguyên liệu
Lưu ý khi nhập khẩu gỗ làm nguyên liệu

Khi nhập khẩu gỗ nguyên liệu, bạn cần nhớ rằng container của bạn chỉ nên chứa gỗ và tuyệt đối không có mặt hàng nào khác. Điều này sẽ giúp tránh các vấn đề với hải quan trong quá trình kiểm tra.

Hai yếu tố khiến hải quan chú ý đến lô hàng gỗ của bạn:

  1. Số lượng gỗ không khớp với chứng từ: Nếu số lượng thực tế trong container không phù hợp với giấy tờ, hải quan sẽ kiểm tra ngay.
  2. Chủng loại gỗ không đúng như khai báo: Mặc dù hồ sơ có thể được thông qua ban đầu, nhưng nếu hải quan phát hiện dấu hiệu bất thường và chuyển sang luồng đỏ, họ có quyền thay đổi quyết định và kiểm tra kỹ hơn.

Nhập khẩu gỗ nguyên liệu không chỉ đòi hỏi sự am hiểu về thị trường mà còn cần tuân thủ chặt chẽ các quy định pháp lý và chính sách thuế. Việc nắm rõ mã HS, mức thuế suất, cùng với quy trình kiểm định và vận chuyển sẽ giúp doanh nghiệp tối ưu chi phí và đảm bảo tính hợp pháp. Lidowood cam kết mang đến giải pháp nhập khẩu gỗ chất lượng, đáp ứng nhu cầu sản xuất với mức giá cạnh tranh, hỗ trợ doanh nghiệp phát triển bền vững trong ngành gỗ.

Xem thêm: Gỗ Tròn Nhập Khẩu: Đặc Điểm, Các Loại Gỗ Tròn, Ứng Dụng & Giá

0981978918Zalo logo